Thursday, June 30, 2011

Du Lịch Thác Trinh Nữ

Thác Trinh Nữ thu hút du khách với hàng trăm tảng đá có hình thù kỳ dị rải rác, với tiếng nước quanh năm vỗ nghe như tiếng khóc của người con gái chung tình.
 
Thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông, nhưng thác Trinh Nữ chỉ cách Buôn Ma Thuột chừng 20km. Dọc đường đi, các dãy núi chập chùng, triền dốc quanh co, uốn lượn, những vườn cà phê bạt ngàn cùng không khí se lạnh nơi đây khiến du khách tạm quên mọi vướng bận của cuộc sống, hòa mình vào thiên nhiên, vào cái thanh bình của một vùng cao nguyên đẹp.
 
Thác Trinh Nữ
Thác Trinh Nữ không phải là một ngọn thác hùng vĩ với dòng nước tuôn mình ồ ạt từ từ trên cao mà chỉ là một đoạn chảy mạnh kéo dài hàng trăm mét của dòng sông Krôngno. Truyền thuyết kể rằng xưa có một người con gái Ê đê xinh đẹp, bị gia đình ép làm lẽ một tù trưởng già giàu có. Không thể cưỡng lại lệnh cha mẹ, cũng không thể phụ lòng chàng trai nghèo cùng buôn, nàng đã gieo mình xuống khúc sông này của dòng Krôngno. Cảm động với tấm lòng kiên trinh, nơi nàng trầm mình, Giàng đã tạo nên những ghềnh đá lô nhô với hàng trăm hòn lớn, nhỏ, hình thù kỳ dị, chắn dòng chảy của nước, để ngàn năm tiếng nước vỗ vào đá than khóc nàng.
Vào mùa mưa, khi dòng nước cuồn cuộn chảy trên sông, từ xa đã nghe tiếng nước đập vào đá, vang động cả khu rừng, như lôi kéo du khách nhanh chân đến bờ suối để chiêm ngưỡng vẻ hùng vĩ, hoang sơ hiếm có của dòng thác.
Du lịch Đất Việt
 

Dòng thác là hàng trăm hòn đá trải dài khắp lòng suối. Những hòn đá hòn thẳng đứng hay nghiêng ngả tạo thành cụm lớn, nhỏ khác nhau và các hang động uốn lượn. Nơi đây có rất nhiều những phiến đá trắng lỗ chỗ như san hô hay những vạt đá xanh, đá vàng đủ màu xen kẽ óng ánh như những viên bi ve trong hồ cá. Dòng chảy cũng đặc biệt hơn, bởi không đổ ào ạt từ trên cao xuống nhưng vẫn tạo ra âm thanh hùng vĩ như buông mình từ độ cao hàng chục mét, tung bọt trắng xóa.
Muốn chiêm ngưỡng và cảm nhận hết vẻ đẹp của dòng thác, du khách có thể thả bước dạo bộ theo những con đường đá quanh co. Khi không muốn tiếp tục, có thể dừng lại ở những chiếc chòi mái lá xinh xắn, vừa phóng tầm mắt, ngắm những bãi đá mênh mông trên thượng nguồn hay khu rừng xanh ngắt trải dài phía hạ lưu, rồi thưởng thức đĩa thịt nướng thơm lừng, vị cay nồng trong hớp rượu cần, trong cái nắng nhẹ, cái gió hanh hao của vùng đất này.
 
Thác Trinh Nữ mùa khô.

Ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'

Chùa Vĩnh Khánh (tục gọi là chùa Then) nằm trên địa bàn xã Tam Sơn, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc có ngọn tháp Bình Sơn là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý-Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay. Tháp Bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí phong phú điêu luyện, là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao được xếp vào diện độc đáo nhất Việt Nam.
Tương truyền tháp có 15 tầng. Theo các cụ cao niên ở địa phương thì trước kia, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở, bằng đất nung, tạo cho toàn thân tháp một dáng vươn lên rất đẹp.

Hiện nay chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, chiều cao tổng thể 16,5 mét. Tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, cạnh cửa tầng dưới cùng là 4,45 mét; cạnh cửa tầng thứ 11 là 1,55 mét. Tháp được xây bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại: một loại hình vuông có kích thước là 0,22m x 0,22m, một loại hình chữ nhật có kích thước có kích thước 0,45m x 0,22m. Phần ruột tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân tháp lên ngọn.
Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú như hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc ... Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại mới thành. Đường nét trang trí rất tinh tế, phóng khoáng, hình dáng chắc khỏe, mang đầy sinh khí của nghệ thuật dân tộc thời kỳ phong kiến tự chủ cường thịnh thời Lý – Trần (thế kỷ XII – XIII).

Thế nhưng cách đây vài năm, ngôi chùa được tu bổ, sửa sang nhưng không hiểu sao đang làm dở thì nhà thầu nghỉ để ngôi chùa tự dưng thành..chùa “hoang”.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được:
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Biển chỉ dẫn vào ngôi chùa Vĩnh Khánh
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Tháp Bình Sơn là ngọn tháp cổ cao nhất Việt Nam
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch khẩu, gạch ốp.
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Chân tháp không có sự dọn dẹp nên cỏ mọc lộn xộn
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Họa tiết trên gạch được thiết kế tinh vi
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Giếng ngọc nay chỉ còn là vũng nước cỏ mọc um tùm
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Tòa chính điện còn làm dang dở, nhếch nhác
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'

Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Ngôi chùa thành nơi phơi lạc của người dân
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Ngôi chùa nhìn hoang tàn và xuống cấp nghiêm trọng
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'

Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'

Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'

Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Không ai còn dám tin đây là ngôi chùa cổ có tháp cao nhất Việt Nam bởi sự xuống cấp tồi tàn.

 

Hình Ảnh :Nam Định Xưa và Nay

Nam Định Xưa

 



cổng thành Nam Định:















TH thích ảnh này quá ^ ! ^

cả cái này nữa, ước gì quay lại ngày xưa........


Thành Nam - Đất học / trường thi Nam Định


Giờ địa lý


Giờ hóa học


Giờ sinh học


Giờ thể dục
chợ Nam Định


đường phố Nam Định


nhìn chẳng khác Hội An bay giờ là mấy






 

Cầu phao qua sông Đào năm 1966 - Đánh nhau với Mỹ


Sông Đào


Bến phà Đò Quan


Các Quan tân khoa lạy tạ Quan Đốc học tỉnh Nam Định. Người được che lọng chắc có lẽ là Quan Tổng đốc tỉnh Nam Định. Cụ Tú cũng đã từng lều chõng đi thi ở đây.




























































































































Nam Định Ngày Nay